Ý nghĩa lớn lao của Con đường gốm sứ

  17/02/2017

  Lương Cường

 

 

Chào mừng dịp kỷ niệm đặc biệt 1000 năm Thăng Long, bắt nguồn từ ý tưởng của Nhà báo – Họa sĩ Nguyễn Thu Thủy, dự án Con đường gốm sứ chạy dọc theo đê sông Hồng đã được bắt đầu khởi công từ năm 2008, hoàn thành đúng dự kiến trước đại lễ Nghìn năm, và trở thành một trong những biểu tượng vĩ đại của Thủ đô Hà Nội.

Tổng chiều dài của Con đường gốm sứ là 3.950m, với diện tích đo được khoảng 7.000m2. Đây chính là tác phẩm vĩ đại được tạo nên bởi hàng trăm bàn tay tài hoa của những nghệ nhân gốm sứ Bát Tràng kết hợp với một số làng nghề gốm truyền thống những họa sĩ tài ba. Phá vỡ kỷ lục thế giới của bức tranh gốm sứ tại Trung Quốc có chiều dài 200m, chiều cao 7.47m, Việt Nam đã ghi tên mình vào danh sách kỷ lục Guiness thế giới, đất nước sở hữu bức tranh gốm dài nhất, ý nghĩa nhất trên địa cầu cho đến thời điểm hiện tại.

 

 

Con đường gốm sứ chạy từ cửa khẩu An Dương đến cwra khẩu Vạn Kiếp, chia thành 21 đoạn với những chủ đề vô cùng phong phú và đa dạng khác nhau. Bức tranh kể về những di sản, những sự tích, những danh lam thắng cảnh, những sự kiện lớn trong lịch sử hảo hùng của đất nước, dân tộc từ thời kỳ Đông Sơn đến các triều đại, đến thời kỳ hiện đại ngày nay. Thông qua bức tranh vĩ đại ấy, mỗi người lại thêm niềm tự hào về dân tộc oai hùng.

Ý nghĩa đối với làng nghề truyền thống Bát Tràng

Đây là niềm tự hào của gốm sứ Việt Nam nói chung và gốm sứ truyền thống Bát Tràng nói riêng. Và không chỉ có nghệ nhân, họa sĩ Việt Nam, rất nhiều những cái tên trong giới nghệ sĩ nổi tiếng của nước ngoài cũng tham gia đóng góp cho tác phẩm mang tính lịch sử này.

Toàn bộ bức tranh được ghép một cách cẩn thận và tỉ mỉ từ hàng ngàn, vạn những viên gạch nhỏ được phủ men màu sao cho cuối cùng hoàn thiện thành hình ảnh. Không chỉ có họa sĩ, mà những nghệ nhân xưởng gốm cũng tham gia trực tiếp vào công đoạn ghép tranh hoàn gắn gốm này. Đây là món quà vô cùng đặc biệt dành tặng cho Thủ đô Văn Hiến nghìn năm gắn bó.

Nhưng không chỉ dừng lại ở đấy, việc lấy ý tưởng và thực hiện với chất liệu gốm sứ của những làng nghề truyền thống, trong đó nổi bật nhất là làng nghề Bát Tràng lại cũng biểu đạt một ý nghĩa sâu xa. Sự tự hào về món nghề tồn tại đã hàng nghìn năm, nhân chứng sống cùng lịch sử đã được lưu lại theo năm tháng và trở thành biểu tượng không thể thay thế. Nghề gốm vốn đã là nghệ thuật, nay còn được nâng tầm hơn với một tác phẩm mang tầm cỡ thế giới và có ý nghĩa lịch sử to lớn với cả dân tộc, quả là câu chuyện đáng được lưu tâm.

Đóng góp ý kiến

Messenger
Zalo
Gọi Ngay
Email