Tượng gốm sứ Thập Bát La Hán có ý nghĩa gì

  31/05/2022

  Lương Cường

Tượng gốm sứ Bát Tràng đã quá quen thuộc đối với các tín đồ Phật Giáo, với hình ảnh các bức tượng gốm sứ Thập Bát La Hán do nghệ nhân Bát Tràng hoàn thiện, được đặt trang nghiêm ở nơi tâm linh trong những ngôi Chùa lớn trên khắp Việt Nam. Tuy nhiên, bạn đã nắm được ý nghĩa của Tượng gốm sứ thập bát la hán đối với Phật Giáo và trong phong thủy hay chưa? Cùng Bát Tràng mỹ nghệ tham khảo bài viết dưới đây để nắm được ý nghĩa của các vị La Hán nhé!

Thập Bát La Hán là ai?

Trong Phật Giáo và Phong thủy Thập Bát La Hán có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Theo đó, đây chính là các vị thần trong A-la-hán trong Phật giáo Đại thừa, 18 vị La Hán này đều có lịch sử giai thoại riêng và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tâm linh của người Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam,...

La Hán là những đệ tử đắc đạo của Phật. Khi tu thành chánh quả La Hán nghĩa là đã đoạn tuyệt được với thất tình lục dục, vĩnh viễn giải thoát khỏi luân hồi.

Ngoài ra, La Hán còn có nghĩa sâu xa là Vô Cực Quả hay là Giải Vô Quả. Các vị La Hán là biểu thị cho sự đã đạt tới cực điểm, đã học và tinh thông hết hết mọi thứ ở trên đời. Bên cạnh đó, tượng gốm sứ Thập Bát La Hán còn biểu tượng cho sức mạnh chống lại điều xấu và các thế lực tà ma cũng như sự khéo léo trong đối nhân xử thế và đề cao sự từ bi lòng nhân hậu của con người.

Ý nghĩa của tượng 18 vị La Hán

Mỗi bức tượng La Hán là một kiệt tác để đời dành cho nhân loại. Tượng đã khắc họa chân dung của từng vị với những ý nghĩa khác nhau.

1. Tân Đầu Lô Tôn Giả – Tọa Lộc La Hán

Tọa Lộc La Hán tên là Tân-đầu-lô-phả-đọa (Pindola Bharadvaja). Ngài xuất thân từ dòng Bà-la-môn, vốn là một đại thần danh tiếng của vua Ưu Điền. Ngài thích xuất gia nên đã rời bỏ xa hoa gấm vóc nơi triều đình để vào rừng núi tu tập. Ngài đã đắc đạo thành chứng Thánh quả cưỡi hươu về triều để khuyến hóa vua. Hình tượng ngài ngồi trên lưng con Hươu thong dong, tự tại đã minh chứng cho những tháng ngày tu thành chính quả. Nhân đó, ngài đã được tặng danh hiệu La-Hán cưỡi Hươu, hay còn gọi là La Hán Tọa Lộc.

2. Già La Già Phạt Tha Tôn Giả – Khánh Hỷ La Hán

Khánh Hỷ La Hán tên là Ca-nặc-ca-phạt-tha (Kanakavatsa), còn gọi là Yết-nặc-ca-phược-sa. Tượng của ngài được khắc họa với gương mặt tươi cười phúc hậu nhắc chúng ta cần khéo léo trong đối nhân xử thế, bỏ ác theo thiện. Muốn thu phục nhân tâm phải lấy chân thành đối đãi, muốn được người người ngưỡng trọng nghe theo thì quý vị cần phải nỗ lực tinh tấn tu tập, rèn luyện biện tài thuyết pháp thì mới mong có thể chiêu phục được người khác.

3. Tôn giả Ca Nặc Ca Bạt Ly Đọa Đô

Hành trạng của vị La hán này rất kỳ đặc. Ngài thường du hành khất thực, gieo duyên khắp nơi. Tuy nhiên, do ngài thường dùng một cái bát sắt khi khất thực nên còn được gọi là "La hán Cử bát".

4. Tôn giả Tô Tần Đà

Vị Tôn giả này, lúc nào cũng cầm trong tay một ngôi bảo tháp thu nhỏ. Theo ngài, tháp là nơi giữ gìn Xá lợi Phật, giữ tháp bên mình là giữ gìn mạng mạch của Phật Tổ. Thế nên, vị La hán này còn được tôn xưng là "La hán Thác tháp".

5. Tôn giả Nặc Cự La

Xuất thân là một chiến binh, thường xông pha trận mạc cho nên tính cách ngài rất cương nghị, dũng mãnh. Về sau, khi xuất gia, ngài thường tĩnh tọa để hàng phục tính cách hung bạo ngày trước. Đây cũng là đặc điểm để nhân gian tôn xưng ngàu là "La hán Tĩnh tọa".

6. Bạt Đà La Tôn Giải – Quá Giang La Hán

Quá Giang La Hán có tên gọi là Bạt-đà-la (Bhadra). Bạt-đà-la còn gọi là Hiền, vì mẹ Ngài hạ sanh Ngài dưới cây Bạt-đà, tức là cây Hiền.

Theo truyền thuyết ngài là người thích tắm rửa, một ngày có thể tắm cả chục lần. Lúc mọi người làm việc khác ngài lại tắm, lúc mọi người đi ngủ ngài cũng tắm, đêm tắm đến năm, sáu lần. Khi đức Phật biết đến điều này đã chỉ dạy cách tắm rửa cho Thế Tôn. Tắm - nghĩa là vừa tẩy rửa thân thể vừa tẩy rửa những ô uế trong tâm, gột sạch các tham sân si phiền não để tâm thanh tịnh. Từ đó, ngài làm theo và chứng được quả A-la-hán.

Chính vì thế, tượng ngài mang lại ý nghĩa phản tỉnh tư duy, chỉ ra việc tắm rửa là một pháp tu hữu dụng thiết thực trong đạo Phật.

7. Già Lý Già Tôn Giả – Kỵ Tượng La Hán

Kỵ Tượng La Hán có tên là Ca-lý-ca (Kalica), trước khi xuất gia tu tập Ngài làm nghề huấn luyện voi. Khi Tôn giả chứng quả A-la-hán, đức Phật bảo Ngài ở lại quê hương để ủng hộ Phật Pháp. Từ đó cái tên Kỵ Tượng La Hán đã gắn liền với ngài.

8. Đốc La Phật Đa La Tôn Giả – Tiếu Sư La Hán

Ngài có tên là Phạt-xà-la-phất-đa-la (Vajraputra). Hình tượng Ngài được khắc họa khá mạnh mẽ và trông dữ tợn như chính những gì ngài đã làm trước khi xuất gia. Trước khi xuất gia, ngài làm nghề thợ săn. Với thể lực tráng kiện, ngài có thể một tay nâng voi, nắm sư tử ném xa 10 mét. Sau khi xuất gia, Ngài nỗ lực tu tập, bên cạnh luôn có một con sư tử quấn quýt, cho nên mới có biệt hiệu là La Hán Đùa Sư Tử hay còn gọi là Tiếu Sư La Hán.

9. Tôn giả Nhung Bác Ca

Ngài vốn là thái tử của một tiểu quốc vùng Trung Ấn. Vì muốn tranh vương vị với ngài nên người em trai đã nổi lên làm loạn. Ngài không những không trừng phạt em mình mà còn nhường ngôi cho em. Cảm kích việc làm của anh, người em của ngài tỉnh ngộ và đây cũng là lý do để sau khi chứng quả A la hán, ngài còn được tôn xưng là "La hán Khai tâm".

10. Tôn giả Bán Thác Ca

Tương truyền, ngài được sinh ra ở bên đường (đại lộ biên sinh). Đây là nghĩa được phiên dịch từ tên của Ngài. Khi ngồi thiền, ngài thường ngồi bán già. Đặc biệt nhất là khi xả thiền, ngài thường giơ hai tay lên trời và hít một hơi thật dài. Do đó, ngài còn được gọi là "La hán Thám thủ".

11. Tôn giả La Hỗ La

Còn được gọi là La Hầu La - vị mật hạnh đệ nhất. Ngoài cương vị là một trong mười đại đệ tử của Phật, La Hầu La còn là một trong mười tám vị La hán. Trước khi chứng quả, theo kinh văn ghi nhận, La Hầu La là một sa di với nhiều hoạt động kỳ đặc vì ngài có một mật hạnh riêng. Đây cũng là lý do để ngài được tôn xưng là "La hán Trầm tư" trong mười tám vị La Hán.

12. Tôn giả Na Già Tê Na

Ngài vốn là một nhà lý luận rất giỏi trong xã hội Ấn Độ cổ đại, sau khi xuất gia chứng đắc Thánh quả, ngài chuyên về "Nhĩ căn". Do đó, các tranh tượng của ngài thường mô ta một Tôn giả đang ngoáy tai. Đây cũng là cơ sở để dân gian gọi ngài là "La hán Ngoáy tai".

13. Yết Đà Tôn Giả – Bố Đại La Hán

Tên của Ngài là Nhân-yết-đà - Nhân-kiệt-đà (Angada).  Truyền thuyết kể rằng Ngài là người bắt rắn ở Ấn Độ. Hành động bắt rắn này là để giúp đời giúp người vì xứ này nhiều rắn độc hay cắn chết người. Ngài bắt chúng và bẻ hết những răng nanh độc rồi phóng thích lên núi.

Hình tượng của ngài được khắc họa mập mạp, bụng to, túi vải lớn bên mình như là hiện thân của Bồ Tát Di Lặc. Hình tượng này mang lại ý nghĩa sâu sắc về lòng từ đức cao độ của Ngài, giúp đời giúp người. Mà trong đạo Phật, từ bi là cốt lõi của mọi hạnh nguyện.

14. Phạt Na Bà Tư Tôn Giả – Ba Tiêu La Hán

Ba Tiêu La Hán có tên là Phạt-na-bà-tư (Vanavàsin). Ngài được khắc họa với chân dung đang tọa thiền trên phiến đá lớn. Theo truyền thuyết ngài khi xuất gia thường thích tu tập trong núi rừng, đứng dưới các cây chuối nên còn được gọi là La Hán Ba Tiêu.

15. A Thị Đa Tôn Giả – Trường Mi La Hán

Ngài có tên là A-thị-đa (Ajita) thuộc dòng Bà-la-môn nước Xá-vệ. Truyền thuyết kể rằng lúc ngài vừa sinh ra đã có lông mày dài rủ xuống, đây là điềm báo kiếp trước ngài là một nhà sư. Sau khi theo Phật xuất gia, Ngài phát triển thiền quán và chứng quả A-la-hán.

Ngài là vị La Hán sau khi chứng quả vẫn thường du hóa trong dân gian. Nhờ vào sự hoằng dương này của Ngài đã giúp Đạo Phật trở nên hưng thịnh tại Ấn Độ. Cho nên, tượng của Ngài gắn liền với từ bi, đức hạnh, một lòng tín Phật, là nhân chứng sống để quý vị Phật Tử noi theo.

16. Chú Đồ Thác Già Tôn Giả – Kháng Môn La Hán

Ngài có tên là Chú-trà-bán-thác-ca, hay Châu-lợi-bàn-đặc (Culla Patka). Truyền thuyết kể rằng Phật giáo nhắc đến Ngài như một tấm gương cần cù nhẫn nại. Ngài được Phật tặng danh hiệu Kháng Môn La Hán nhờ vào thái độ tu tập, thực hành nhẫn nại của Ngài, mặc dù Ngài vốn là người làm gì cũng sai sót, không thông minh, hậu đậu.

Tượng của ngài được khắc họa đang cầm một cây gậy có treo những chiếc chuông nhỏ. Đây là vật mà Phật đã trao tặng cho ngài nhằm giúp Ngài khất thực mà không cần gõ cửa nhà người. Nếu chủ nhân muốn bố thí thì sẽ bước ra khi nghe tiếng chuông rung lên. Cây gậy nhỏ này đã trở thành biểu tượng của của Tôn giả và là hình ảnh quen thuộc trong sinh hoạt Phật Giáo.

17. Già Diệp Tôn Giả – Hàng Long La Hán

Tên của ngài là Nan-đề-mật-đa-la (Nandimitra). Hình tượng của ngài được khắc họa trong dáng vẻ rất mạnh mẽ, đang đấu nhau với một con rồng. Truyền thuyết kể rằng có một lần cả đảo Sư Tử bị Long Vương dâng nước nhấn chìm, Tôn Giả đã ra tay hàng phục một con rồng lớn và được tặng danh hiệu Hàng Long La Hán. Ngài là vị Đại La-hán thần thông quảng đại, đạo hạnh trang nghiêm.

18. Di Lặc Tôn Giả – Phục Hổ La Hán

Ngài có tên  là Đạt-ma-đa-la (Dharmatrata). Thuở nhỏ, người đã có căn duyên tu tập, thường chiêm ngưỡng hình tượng 16 vị La Hán thờ trong điện. Với lòng thành tín đạo, ngài đã được các vị La Hán chỉ dạy tu tập. Từ đó ngài siêng năng tọa thiền, xem kinh và làm việc thiện, chẳng bao lâu chứng quả thành Phục Hổ La Hán.

Ngài có tên Phục Hổ là vì Tôn giả ba lần thu phục một con hổ dữ đem nó về núi cho tu, đi đâu thì dẫn theo. Và hình ảnh này đã gắn liền với ngài từ đó. Tượng của ngài được khắc họa vô cùng dũng mãnh và tráng kiện, ngồi trên lưng con Hổ như chứng minh sức mạnh của Phật Pháp, không gì là không thể hàng phục.

Thông qua ý nghĩa của tượng 18 vị La Hán, quý vị đạo hữu Phật tử hãy phát nguyện tu tập theo gương các ngài. Dù quý vị trước đây có là ai, làm nghề gì, xấu xa ra sao, chỉ cần thật tâm tu tập, tất sẽ thành chánh quả.

Hãy liên hệ với Bát Tràng mỹ nghệ để mua bộ tượng gốm sứ thập bát la hán đẹp qua:

Hotline: 0984 997 248

Website: https://battrangmynghe.vn/bo-tuong-thap-bat-la-han

Facebook: https://www.facebook.com/battrangmynghe

Địa chỉ: Ngõ 72 thôn 2 Giang Cao Bát Tràng Gia Lâm Hà Nội (gần ủy ban nhân dân xã Bát Tràng)

Đóng góp ý kiến

Messenger
Zalo
Gọi Ngay
Email