Đồ sứ ký có lẽ là khái niệm còn khá xa lạ đối với nhiều người hiện nay, Đó là lý do ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về đồ gốm sứ ký kiểu thời Nguyễn xưa vốn nổi tiếng 1 thời.
Đồ sứ ký kiểu là thuật ngữ chỉ cá sản phẩm đồ gốm sứ do các nghệ nhân người Việt vẽ kiểu, thiết kế,… sau đó đặt làm tại các lò gốm Trung Hoa. Đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn hầu hết đều là các sản phẩm do đích thân các vua thời Nguyễn thiết kế hoặc duyệt mẫu, sau đó đặt sản xuất tại nước ngoài nhằm cung cấp sản phẩm cho việc sử dụng trong cung đình hoặc cấp cho các quan viên, trụ sở của những cơ quan triều đình ngày ấy,… So với các sản phẩm gốm sứ khác trong lịch sử nước ta, đồ ký kiểu thời Nguyễn luôn có 1 chỗ đứng nhất định. Nó không chỉ phản ánh 1 giai đoạn lịch sử giao bang về văn hóa giữa Việt Nam và Trung Hoa mà còn cả với các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á và Châu Âu.
Có khá nhiều thắc mắc về vấn đề tại sao Việt Nam là quốc gia có lịch sử làm gốm sứ rất tốt nhưng vua quan lại không làm trong nước mà phải sang tận nước khác để đặt làm. Có ba nguyên nhân cơ bản để giải thích cho vấn đề này như sau: Đầu tiên là do kỹ thuật, khi đó lò nung gốm sứ của chúng ta chưa thể có chất lượng tốt bằng lò nung của Trung Hoa nên khó đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật; thứ hai là bên Trung Hoa có nguồn cao lanh (tức đất sét trắng để làm gốm) tốt hơn, chất lượng hơn, nguồn men hồi vốn đi đường vào Việt Nam nên giá thành cũng như chất lượng của họ được đánh giá cao hơn; thứ ba là do các biến động của lịch sử mà nước ta đã bị thất truyền nhiều nghệ nhân làm gốm giỏi.
Việc đặt làm gốm kiểu vậy không có gì lạ vì không riêng gì Việt nam mà nhiều loại đồ sứ đến từ các quốc gia thuộc gung Malacca, Châu Âu hay Đông Nam Á cũng đều đặt làm tại Trung Hoa. Và tất nhiên là mỗi sản phẩm đó dù được đặt làm ở nước khác nhưng vẫn mang theo nét riêng văn hóa của từng khu vực.
Có 1 chi tiết cũng đáng chú ý khác là những sản phẩm ký kiểu tuy được làm ở Trung Hoa nhưng sau khi làm xong đều không lưu truyền lại nước họ mà đều được mang về quốc gia đặt, đo đó mà chúng đều không nằm trong danh mục nghiên cứu gốm sứ Trung Hoa.