Ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nghệ sĩ nhân dân Trần Văn độ - người được mệnh danh là người giữ hồn gốm sứ Bát Tràng. Ông là đời thứ 18 của dòng họ Trần ở làng Bát Tràng – một ngôi làng luôn nổi tiếng hàng đầu nước ta với nghề làm gốm. Sau 50 năm say mê và tâm huyết với nghề làm gốm, người nghệ sĩ nhân dân này đã xây dựng lên 1 kho di sản với 70 bài men gốm, trong đó có rất nhiều sản phẩm gốm quý của dân tộc và mang hồn dân tộc Việt.
Với đôi bàn tay tài hoa và khối óc sáng tạo, tiếng tăm của ông không chỉ nổi tiếng ở riêng trong nước mà còn vươn ra cả nước ngoài. Vào năm 2016, nghệ sĩ nhân dân Trần Văn Độ đã trở thành 1 trong 9 cá nhân được thủ độ Hà Nội vinh danh với danh hiệu "Công dân Thủ đô ưu tú",
Dòng họ Trần của ông cực nổi tiếng với nghề làm gốm sứ cổ truyền. Ngay từ khi còn bé, cậu trai 10 tuổ trần Văn Độ đã ham học hỏi, thông minh hơn người và tỉ mỉ cóp nhặt các kinh nghiệm của ông cha mình, đồng thời rèn luyện và trau dồi kinh nghiệm trong những năm làm việc tại xí nghiệp gốm. Vào năm 1986 khi ông 29 tuổi, ông mới thực sự cảm thấy mình quả thật có năng khiếu với gốm và dám sống hết mình với nghề làm gốm.
Trong hàng chục năm trong nghề, ông Trần Văn Độ vẫn luôn kiên trì và không ngừng tìm tòi, nghiên cứu và cho ra đời các bí quyết làm gốm độc đáo. Các sản phẩm của ông luôn mang những dấu ấn riêng nhưng vẫn thể hiện được nét đẹp tinh hoa văn hóa cổ truyền của dân tộc. Ông đã vận dụng khéo léo bí quyết “nhất dáng, nhì men, thứ ba là tích, cuối cùng là họa”, đồng thời vận dụng sáng tạo các kinh nghiệm vốn có để cho ra đời các sản phẩm gốm sứ độc đáo, mới lạ và có sức hấp dẫn vô cùng lớn.
Chia sẻ với báo chí, nghệ sĩ nhân dân Trần Văn Độ kể lại rằng, ông đã không ngừng nghiên cứu và tìm tòi các dòng men gốm cổ quý của nước ta dựa trên các tư liệu Bảo tàng lịch sử Việt Nam cung cấp như men lục cổ, men trắng ngà hay nâu mật,… Điều này đã thể hiện được phần nào khát vọng được cống hiến và đóng góp công sức của mình cho nền gốm sứ Việt Nam. Ông cũng đã có thể chuyển các gam màu tìm được qua những dòng đậm nhạt khác nhau. Ông chia sẻ bản thân luôn mong muốn các thế hệ làm gốm trẻ sau này sẽ luôn cố gắng tìm tòi và đam mê nghiên cứu đã giúp ngành gốm sứ Việt Nam ngày 1 phát triển và đi lên hơn nữa.