Loại đất được sử dụng trong gốm sứ Bát Tràng nổi tiếng

  26/10/2016

  Lương Cường

Có lẽ không có ai là chưa từng nghe qua danh từ gốm sứ Bát Tràng. Đây là làng nghề cổ truyền thống của Việt Nam. Quả thực như vậy, gốm sứ Bát Tràng không chỉ nổi tiếng trong cả nước, mà còn nhiều lần được mang đi triển lãm ở nước ngoài. Và được khách hàng quốc tế đánh giá cao về độ thẩm mỹ cũng như chất lượng của gốm sứ Bát Tràng. Nổi tiếng là như vậy, nhưng mấy ai biết chất liệu đất được sử dụng trong gốm sứ Bát Tràng có nguồn gốc từ đâu. Sau đây, các bạn hãy cùng battrangmynghe.vn tìm hiểu những thông tin thú vị về chất đất của Bát Tràng.

Trước khi thành phẩm được mang đi đắp nặn, thì các nghệ nhân tuyển lựa rất kỹ càng các mẫu đất sẽ dùng. Với mỗi loại đất khác nhau sẽ có tính chất khác nhau, khả năng chịu nhiệt cũng khác nhau. Đa phần các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng hiện nay sử dụng 2 loại đất là đất Trúc Thôn và đất Cao lanh.

Đất Trúc Thôn

Đặc tính của đất Trúc Thôn là có độ dẻo cao, rất thích hợp để chế tác các tác phẩm nghệ thuật cầu kỳ, nhiều chi tiết. Tuy vậy hạt đất lại rất khó tan trong nước. Đất Trung Thôn mịn, có màu xám trắng chứ không được trắng như các loại đất khác. Không chỉ có thể, trong đất Trúc Thôn, hàm lượng lượng oxit sắt khá lớn. Điều này dẫn tới độ ngót khi sấy khô thành phẩm khá cao. Nhiệt độ để nung đất Trúc Thôn vào khoảng 1650 độ C.

Đất Cao lanh

Đất Cao lanh không phải có nguồn gốc từ Việt Nam, mà xuất phát điểm của nó là đất sét trắng Cao Lĩnh thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Đất Cao lanh có màu trắng, phải kết hợp pha trộn thêm sét chịu lửa để làm chất kết dính. Đất Cao lanh có yêu cầu khá cao về tỷ lệ các thành phần kết hợp nếu muốn tạo thành đồ gốm sứ.

Khi đã chuyên chở chất đất từ mỏ về Bát Tràng, sẽ phải trải qua quy trình kéo dài để xử lý chất đất. Vì trong đất có lẫn nhiều tạp chất. Thế nên cần loại bỏ bớt để thu được loạt đất tốt nhất cho việc sản xuất gốm sứ. Thông thường quy trình xử lý cũ phải trải qua 4 bể chứa với các độ cao khác nhau gồm bể đánh, bể lọc, bể phơi, và bể ủ. Ngày nay, các kỹ thuật công nghệ đã được áp dụng để tiết kiệm chi phí và thời gian. Thế nên quá trình xử lý này đã bị rút ngắn rất nhiều. Người dân sử dụng khoa học kỹ thuật để tách các tạp chất, và thêm vào một số hợp chất theo mong muốn cho phù hợp hơn với từng loại sản phẩm gốm sứ.

 

Đóng góp ý kiến

Messenger
Zalo
Gọi Ngay
Email