Kiểm tra chất lượng gốm sứ bằng những cách đơn giản

  12/10/2018

  Lương Cường

Trong số các bạn đã có ai tự tay đi mua đồ gốm sứ chưa? Đồ gốm sứ là những sản phẩm hết sức quen thuộc đối với các gia đình Việt Nam. Do đó khi tìm mua đồ gốm sứ, các bạn phải thật tinh tường và quan sát kỹ càng để chọn cho mình được mặt hàng chất lượng nhất. Dưới đây là 1 số cách nhận biết, kiểm tra chất lượng gốm sứ đơn giản nhất.

Khi chọn mua sản phẩm gốm sứ, các bạn hãy dùng ngón tay gõ lên sản phẩm, nếu thấy chúng kêu coong coong như tiếng kim loại thì chứng tỏ đó là đồ tốt. Còn nếu âm thanh phát ra đục và nặng thì chất lượng của chúng khá kém.

Với sản phẩm bát ăn cơm, khay, đĩa bằng đồ sứ thì các bạn có ba cách chọn là nhìn, gõ và úp. Cụ thể, bạn cần quan sát kỹ bề ngoài của món đồ để kiểm tra độ sáng và xỉn của màu men, độ đậm nhạt, tươi tối của những hình vẽ, các điểm đen và xem xem chúng có vết rạn nứt nào hay không. Sau  khi đã quan sát vẻ bề ngoài, các bạn dùng 1 que nhỏ gõ nhẹ lên thành bát hoặc cạnh khay, đĩa và quan sát âm thanh.

Nếu âm thanh phát ra đục và có pha tạp thì chứng tỏ trên mình sản phẩm có vết rạn nứt nào đó mà các bạn chưa phát hiện ra, còn nếu âm thanh nghe giòn thì chúc mừng bạn, đây là 1 món đồ tốt. Cuối cùng, bạn hãy úp ngược bát hoặc đĩa lên 1 mặt phẳng hoặc úp ngược vào nhau để kiểm tra độ tròn méo của sản phẩm. Nếu món đồ được tạo cân đối, tròn trĩnh thì khi úp xuống sẽ không thấy cong lệch. Riêng với bát ăn cơm thì bạn nên chọn loại cao đế để tránh cho tay không bị bỏng, khi cầm ăn cơm cũng dễ dàng hơn.

Trên đây là những cách kiểm tra đồ gốm sứ đơn giản khi mua đồ. Tuy nhiên các quý khách cần ghi nhớ, bên cạnh việc chọn lựa đồ gốm sứ sao cho chất lượng nhất thì các bạn cũng cần học cách bảo quản chúng sao cho đúng cách. Những đồ gốm sứ sau 1 thời gian sử dụng rất dễ bị bẩn, xỉn màu và cũ, do đó các bạn cần biết cách làm mới chúng như sau:

  • Với chiếc cốc uống nước hoặc bình lọ, các bạn sử dụng bột có men dùng làm bánh mì hòa trộn với nước để lau sạch bề mặt sản phẩm, sau đó dùng giẻ mềm lau lại.

  • Đồ gốm sứ phải được rửa bằng nước ấm và nước rửa có tính tẩy nhẹ, tốt nhất là nên rửa trong chậu có lót 1 tấm cao su dưới đáy để chúng không bị vỡ hay sứt mẻ trong mọi tình huống. Sau khi rửa xong thì dùng khăn sạch, mềm lau khô rồi cất đồ ở nơi thoáng mát, khô ráo.

Đóng góp ý kiến

Messenger
Zalo
Gọi Ngay
Email