Hình ảnh rồng trong gốm sứ Việt Nam

  03/07/2018

  Lương Cường

Từ trước đến nay, Việt Nam vẫn luôn được mệnh danh là quốc gia có nền văn minh gốm sứ cực phát triển. Các sản phẩm gốm sứ của chúng ta không chỉ nhận được sự yêu thích trong nước mà còn được bạn bè quốc tế đón nhận, mỗi năm xuất khẩu rất nhiều mặt hàng ra nước ngoài. Các du khách khi đến tham quan Việt Nam cũng rất yêu mến các sản phẩm gốm sứ và mua chúng về để làm quà lưu niệm. Có thể nói, gốm sứ nước nhà đã hoàn thành rất tốt vai trò của 1 trong những đại sứ đại diện cho nét văn hóa cổ truyền của dân tộc.

Nếu dành thời gian tìm hiểu và nghiên cứu về gốm sứ, bạn sẽ dễ dàng nhận ra rồng là hình ảnh xuất hiện cực phổ biến trên các sản phẩm gốm từ trước đến nay. Ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ý nghĩa của hình ảnh rồng trong gốm sứ Việt Nam. 

Tại thế kỷ 16, hình ảnh con rồng được đắp nổi hoặc để mộc, cũng có thể được vẽ lam trên gốm sứ. Lúc này, hình ảnh rồng có thêm đôi cánh mọc ra từ chân trước và cong như cánh bướm. Rồng cũng được thiết kế kết hợp với hình ảnh phượng để tạo nên điểm nhấn rồng bay phượng múa cho sản phẩm.

Sang thế kỷ thứ 17, rồng vẫn giữ nguyên những nét tương đồng trước kia nhưng được biến tấu, cách điệu mới lạ với 4 khúc không đều nhau. Cũng nhờ đó và hình ảnh rồng trở nên mới lạ và độc đáo hơn. Hình ảnh rồng có bố cục theo chiều ngang, thân uốn hình cánh cung, dáng rồng ngắn và tay trước rồng nắm râu. Vào nửa sau thế kỷ 17, rồng lại xuất hiện với vẻ đẹp gần gũi hơn khi được điêu khắc trên gỗ. Đuôi rồng trườn từ trái sang phải và đầu quay vào giữa. Mặt rồng được tái hiện chính diện với tay trước nắm râu. Xung quanh thân rồng sẽ được vẽ thêm nhiều dải mây nổi độc đáo. Thời kỳ này còn xuất hiện thêm kiểu rồng khác là hình rồng nổi có đuôi vút lên cao, đầu uốn lên, hai chân trước trống và bố cục gói gọn trong hình chữ nhật. Kiểu rồng này thường xuất hiện trên đế nghê hoặc lư hương.

Sang thế kỷ 18, rồng được vẽ với thân dài, đắp nổi dạng phù điêu, hai mắt lồi ra, sừng và râu cong lên, đầu nghiêng, vây cá nhọn, bờm gáy dài, xung quanh có những hình đám mây. Cũng có cả hình ảnh rồng mẹ với rồng con múa lượn với nhau. 

Trong thế kỷ 19, hình ảnh rồng được khắc họa với thân ngắn, mình tròn, mũi cao, có vây cá, miệng rộng và trang trí theo kiểu đắp nổi, vẽ men lam trên đỉnh gốm,…
 

Đóng góp ý kiến

Messenger
Zalo
Gọi Ngay
Email