Ở hệ thống thứ 3 – còn có tên gọi khác là “bể phơi”, nghệ nhân Bát Tràng sẽ phơi đất trong bể này khoảng 3 này và chuyển đất sang “bể ủ’ – tức hệ thống bể cuối cùng. Tại hệ thống bể cuối cùng, oxit sắt cũng như các tạp chất sẽ được khử bởi phương pháp lên men. Thời gian ủ đất càng lâu thì đất thu được có chất lượng các sạch, càng tốt và chất lượng. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc những đồ gốm sứ Bát Tràng sẽ chất lượng, bền và đẹp hơn rất nhiều. 4 hệ thống bể kể trên đều có vai trò quan trọng trong việc hình thành chất lượng của đất sét cũng như độ đẹp, bền của sản phẩm sau này.
Tuy nhiên trên đây chỉ là cách tạo đất sét thủ công. Hiện nay khi công nghệ làm gốm sứ Bát Tràng phát triển hơn cũng là lúc những quy trình sản xuất, công nghệ sản xuất trở nên tiện dụng hơn rất nhiều, không những có thể gia tăng chất lượng của các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng mà còn tiết kiệm được tối đa thời gian, công sức của người làm gốm.
Ở cách làm hiện đại ngày nay, loại đất thô được lấy từ mỏ mang về sẽ được trộn theo 1 tỷ lệ đặc biệt. Chỉ những người nghệ nhân lành nghề ở làng Bát Tràng mới biết và pha trộn được đúng tỷ lệ nhất. Thiết bị được dùng để xử lý đất lúc này là bình nghiền. Đầu tiên chúng ta cho hỗn hợp đất và 1 lượng nước vừa đủ vào bình nghiền, để bình hoạt động liên tục từ 24 – 48 giờ sẽ tạo ra được 1 chất có tên gọi là hồ. Hồ khi đó được khử sắt bằng từ tính bởi 1 thiết bị đặc biệt.
Sau khi hồ được khử hết sắt, chúng sẽ được chuyển sang 1 bể chứa hoặc bể lắng và tại đây, chúng ta thu được đất dẻo nguyên chất. Công đoạn này được đánh giá rất cao khi nó vừa mang lại hiệu quả đáng kể, giúp đất có chất lượng cao hơn và ít tạp chất hơn so với cách xử lý truyền thống, đồng thời tiết kiệm được rất nhiều công sức và thời gian của người làm gốm.
Có thể nói, dù áp dụng cách xử lý đất và làm gốm truyền thống hay hiện đại thì những sản phẩm gốm sứ Bát Tràng vẫn luôn chất lượng, nổi tiếng và nhận được đông đảo lời đánh giá, khích lệ và khen ngợi của cả khách hàng trong nước lẫn quốc tế. Những bí quyết để tạo nên gốm sứ Bát Tràng chất lượng nhất luôn được những người nghệ nhân lành nghề ở đây lưu giữ và truyền từ đời này qua đời khác để luôn giữ vững hình ảnh 1 ngôi làng làm gốm sứ cổ truyền, lâu đời nhất nước ta.