Gốm sứ Bát Tràng được làm từ loại đất nào? – Phần 1

  19/10/2018

  Lương Cường

Gốm sứ Bát Tràng là sản phẩm vô cùng quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam khi chúng được mệnh danh là những món đồ gốm chất lượng bậc nhất ở nước ta. Để có thể tạo nên các sản phẩm gốm độc đáo và chất lượng đến vậy chúng ta không thể không kể đến đất – loại nguyên liệu tạo nên chúng.

Đất được dùng để tạo nên gốm sứ Bát Tràng là đất sét, có lẽ vì lẽ đó mà những lò gốm thường được đặt ở những khu vực gần sông, suối để việc vận chuyển đất sét trở nên thuận lợi hơn. Làng Bát Tràng thì được đặt ở gần sông Hồng – 1 khu vực có nguồn đất sét vô cùng dồi dào. Đất sét ở khu vực này có độ dẻo khá cao, khó tan trong nước, hạt đất mịn và có màu trắng pha xám.

Chúng có thể chịu nhiệt độ lên đến 1650 độ C. Thành phần đất sét ở khu vực này có chứa nhiều chất như Ti02, K2O, MgO, Na2O, CaO, Si02, Al203, Fe203. Những đặc điểm này cho thấy đây là loại đất dùng làm gồm rất tốt, tuy nhiên chúng có nhược điểm là chứa hàm lượng oxit sắt khá lớn, do đó khi sấy sẽ bị hao đi 1 ít và không còn trắng sáng nhiều. Trong sản xuất công nghiệp, các vật dụng gồm đều được sản xuất trên quy trình hiện đại nhất và vật liệu làm nên chúng đều là từ sứ cách điện, có khả năng chịu nhiệt cao và cũng rất vệ sinh.

Xử lí và pha chế đất để làm gốm sứ Bát Tràng như thế nào?

Công đoạn xử lý và pha chế đất để làm gốm có vai trò vô cùng quan trọng trong việc quyết định sản phẩm của bạn có chất lượng hay không. Trong đất sét thường lẫn khá nhiều tạp chất và mỗi loại gốm khác nhau lại có những yêu cầu về độ mềm dẻo khác nhau nên tùy từng loại gốm yêu cầu mà chúng ta phải xử lý, pha chế sao cho hợp lý nhất.

Ở ngôi làng truyền thống Bát Tràng, phương pháp xử lý đất truyền thống nhất là dùng phương pháp ngâm đất trong hệ thống bể chứa. Người ta sẽ thiết kế 4 bể ở những độ cao khác nhau, bể đầu tiên ở vị trí cao nhất được gọi là “bể đánh” dùng để ngâm đất sét thô với nước. Thời gian ngâm ở bể này thường kéo dài từ 3 – 4 tháng, dưới tác động của nước kết cấu hạt nguyên thủy trong đất sẽ bị vỡ đi và người làng Bát Tràng thường gọi nôm na là đất bị nát.

Khi đất đã “chín”, người dân sẽ đánh đất sao cho thật đều, tơi để các hạt đất hòa tan trong nước tạo nên 1 hỗn hợp chất lỏng đồng nhất. Hỗn hợp này sẽ được đem xuống bể thứ hai có tên gọi là “bể lọc” hoặc “bể lắng”. Khi đó đất sét sẽ lắng xuống đáy và các tạp chất sẽ nổi lên trên, chúng ta chỉ cần vớt bỏ những tạp chất đó là thu được đất sét nguyên chất hơn.

Đóng góp ý kiến

Messenger
Zalo
Gọi Ngay
Email