Bát Tràng từ lâu vẫn luôn chiếm vị trí số 1 trong lòng nhiều người về các sản phẩm gốm sứ chất lượng nhất. Là ngôi làng thuộc huyện Gia Lâm – Hà Nội, nằm cạnh con sông Hồng, ngôi làng Bát Tràng có đến nghìn năm lịch sử hình thành và phát triển. Vì có lịch sử lâu đời nên có rất nhiều người tin tưởng về chất lượng của các mặt hàng này.
Gốm sứ Bát Tràng không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn nổi tiếng trên toàn thế giới. Mỗi năm có vô vàn món đồ gốm sứ Bát Tràng ra đời nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng. Khi nhắc đến đồ gốm Bát Tràng, chúng ta không thể không nhắc đến những món đồ thờ cúng bằng gốm sứ nơi đây.
Đồ thờ Bát Tràng xưa
Gốm sứ vốn là nguyên liệu được ông cha ta sử dụng từ lâu. Trong đó, đồ thờ làm tại Bát Tràng đã xuất hiện cách đây ít nhất là năm nghìn năm về trước. Đã có nhiều dấu hiệu về văn hóa gốm cổ được phát hiện tại các khu vực như Hòa Bình, Hạ Long, Bắc Sơn, Gò Mun, Phùng Nguyên,… Do đó chúng ta mới có thể tính toán được thời điểm ra đời của đồ gốm.
Cũng như các ngành thủ công khác, việc sản xuất gốm sứ thời xưa vốn tập trung thành các ngôi làng nhỏ và lẻ tẻ, tuy nhiên số làng còn tồn tại cho đến ngày nay là rất ít, chỉ có làng gốm Bát Tràng là vẫn luôn giữ vững được tiếng vang cũng như chất lượng sản phẩm.
Thời Lý và thời Trần là giai đoạn gốm sứ Bát Tràng phát triển lớn mạnh nhất. Khi đó, gốm Bát Tràng được chia thành 3 loại men tiêu biểu là gốm hoa lam, gốm hoa nâu và gốm men ngọc. Gốm men ngọc là loại gốm được chế tác vô cùng công phu và tinh xảo.
Khi có xương gốm tốt, người nghệ nhân dùng 1 lớp men màu xanh mát phủ lên và chúng có tên gọi là gốm men ngọc. Thời đó, gốm men ngọc Bát Tràng còn được đặt ngang hàng với dòng gốm Long Tuyền của nhà Tống bên Trung Quốc. Ở thời Lý, đồ gốm Bát Tràng thường có sự tinh tế, thanh mỏng, sang đời Trần thì trở nên chắc và dày dặn, bền hơn.
Cũng từ thời xa xưa, mẫu mã của các sản phẩm đồ gốm không hề đa dạng và phong phú như hiện nay. Các mẫu hoa văn trang trí trên sản phẩm hầu như đều là hoa thảo, các hoa dây leo đơn giản, hoa sen cách điệu. Hoa thường được in, khắc hoặc là hoa đắp lên bề mặt sản phẩm bằng những phương pháp truyền thống. Khi đó hoa in sẽ dùng khuôn, hoa khắc thì dùng mũi dao có đầu nhọn hoặc thanh tre để khắc, khi khắc xong thì nhúng vào men. Sau khi tráng 1 lớp men, lớp men sẽ đọng lại và nổi lên nền hoa ở bề mặt sản phẩm.