Điểm hấp dẫn của gốm sứ Bát Tràng – Phần 2

  03/07/2018

  Lương Cường

Thế kỷ 17

Vào thế kỷ 17, kỹ thuật đắp nổi và chạm khắc trên gốm Bát Tràng đã phát triển nhanh chóng, các hình ảnh chạm khắc càng thêm cầu kỳ và tinh tế với sự xuất hiện của chạm đá, chạm gỗ. Vẫn tiếp nối đề tài trang trí từ thế kỷ 16, thế kỷ 17 còn xuất hiện thêm nhiều hình ảnh trang trí mới mẻ như hổ phù, hình bộ tứ linh, nghê, hạc,… Trong đó, chúng ta cũng phải kể đến các hình ảnh chạm nổi, để mộc như hình bông hoa 8 cánh, hình ảnh cánh sen vàng, hình lá đề, chữ Vạn – Thọ bằng chữ Hán, hình ảnh bông cúc hình ô van,… Bên cạnh men lam, khoảng thời gian này còn chào đón sự xuất hiện của loại gốm men rạn kết hợp với các đề tài khắc họa nổi bật như tứ linh, hoa lá, cây cúc, trúc, mai và hình rồng,… Gốm nhiều màu ra đời và phát triển với gam xanh rêu là chủ yếu, được sử dụng chính để tạo nên các sản phẩm gốm với hình ghê, chim thú, người, hoa sen,…

Thế kỷ 18

Thế kỷ 18 là thời điểm cách trang trí chạm nổi chiếm chủ đạo. Cách trang trí này thay thế hẳn kiểu vẽ men lam trước kia. Những kỹ thuật mới cũng ra đời như dán, ghép, đúc nổi, chạm khắc cực thích hợp với việc sử dụng men đơn sắc. Bên cạnh đề tài phổ biến nối tiếp những năm trước như bộ tứ linh, nghê, rồng còn có sự xuất hiện phổ biến của các loài cây khác nhau. Chúng ta cũng có thể dễ dàng bắt gặp cá hình ảnh chim thú, hoa sen, hoa văn bát quái hay lá lật,.. trên nhiều sản phẩm gốm sứ thời kỳ này. Những hình ảnh như sóng nước, hồi văn, cánh sen nhọn, hoa văn đường diềm, chữ vạn,… cũng cực phổ biến.

Thế kỷ 19

Tạo những năm tháng thuộc thế kỷ 19, nền gốm hoa lam Bát Tràng đã được phục hồi và lớn mạnh hơn nữa với sự tham gia của nhiều loại men khác nhau. Nối tiếp những đề tài trang trí từ trước, trong thời kỳ này gốm Bát Tràng còn xuất hiện nhiều đề tài khác có nguồn gốc từ điển tích Trung Hoa như Tô Vũ chăn dê, Ngư ông kéo lưới, Ngư ông đắc lợi, Bát tiên quá Hải. 

Thế kỷ 19 được cho là thời kỳ nhận được nhiều sự quan tâm và nghiên cứu của các nhà sưu tầm đồ cổ, nhà nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu mỹ thuật  và những người đam mê nghiên cứu đồ gốm. Bởi đây là thời kỳ có sự thay đổi đáng kể của nền gốm sứ Việt Nam. Ở giai đoạn này, hình ảnh rồng là đề tài được sử dụng phổ biến nhất để trang trí sản phẩm, nhất là trong trang trí lư hương và chân đèn.

Đóng góp ý kiến

Messenger
Zalo
Gọi Ngay
Email