Điểm hấp dẫn của gốm sứ Bát Tràng – Phần 1

  03/07/2018

  Lương Cường

Gốm sứ Bát Tràng là loại sản phẩm cực nổi tiếng trong nước và cả ngoài nước, nhất là với những người đam mê gốm sứ và yêu thích các nét đẹp cổ truyền của dân tộc. Không phải ngẫu nhiên mà gốm Bát Tràng lại nhận được đông đảo sự yêu thích của mọi người đến vậy. Vậy đâu là những đặc điểm cơ bản tạo nên sức hút của sản phẩm gốm sứ Bát Tràng?

Trước hết, các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng đều được làm thủ công hoàn toàn, nhờ đó mà vừa thể hiện được tài năng của người thợ, vừa giúp sản phẩm trở nên sống động, nổi bật và có sức hút hơn cả. Bởi tính chất của nguyên liệu làm nên gốm nên việc tạo dáng sản phẩm được làm bằng bàn xoay và phải sử dụng các loại men đặc biệt có nét riêng độc đáo là cốt đày và chắc, khá nặng, với lớp men trắng thường ngả màu đục, ngà. Bạn cũng có thể tìm thấy ở làng gốm Bát Tràng những dòng men riêng từ loại màu xanh rêu, nâu, trắng cho đến loại men rạn cùng cốt gốm xốp màu xám nâu. Chúng ta có thể phân chia các loại đồ gốm sứ Bát Tràng dựa theo công dụng như:

Đồ gốm gia dụng: Các loại bát, đãi, chậu, chén, khay trà, ấm chén, nậm rượu, bình, lọ, hũ, chóe, điếu, thạp, ang,…

Đồ gốm để làm đồ thờ cúng: Chân đèn, chân nến, đỉnh, mâm gốm, đài thờ, kiếm, lư hương,… Trong đó, lư hương, đỉnh và chân đèn là sản phẩm mang nhiều ý nghĩa lớn đối với những nhà sưu tầm đồ cổ vì nó thể hiện phần nào sự độc đáo của nét văn hóa cổ truyền Việt Nam.

Đồ gốm trang trí: Đồ gốm trang trí ở đây là những sản phẩm như long đình, hình nhà, các loại tượng khác nhau như tượng Di Lặc, tượng Kim Cương, tượng ngựa, hổ, voi, tượng đầu khỉ mình rắn, tượng người ba đầu, tượng rồng,…

Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn những thông tin cơ bản về hình thức trang trí trên gốm sứ qua các giai đoạn khác nhau:

Thế kỷ 14 – 15

Ở thế kỷ 14 – 15, gốm Bát Tràng thường được được trang trí theo kiểu to men nâu và khắc chìm theo kỹ thuật gốm hoa nâu thời nhà Lý, nhà Trần, có kết hợp với phương pháp chạm trổ và vẽ men lam. Thế kỷ 14 – 15 cũng là khoảng thời gian đánh dấu sự xuất hiện của dòng gốm hoa nâu, hoa lam đồng,…

Thế kỷ 16

Thế kỷ 16 đã xuất hiện những sản phẩm chân đèn và lư hương bằng gốm sứ có kích thước lớn và được trang trí đẹp mắt kết hợp với vẽ men lam rất tinh xảo. Những hình ảnh trang trí phổ biến ở đây là hình hoa dây, cánh sen, cảnh phong thủy, ình ảnh lá đề, các cụm mây với rồng – phượng, hình ngựa có cánh,…
 

Đóng góp ý kiến

Messenger
Zalo
Gọi Ngay
Email