Cách phân biệt gốm và sứ đơn giản

  15/08/2018

  Lương Cường

Chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng đều biết đến gốm và sứ phải không nào? Đây đều là những khái niệm rất quen thuộc với mọi người khi nhắc đến lĩnh vực sản xuất các đồ gia dụng như bát đĩa, ấm chén, lọ hoa,… Thường thì chúng ta có thể gọi chung chúng là gốm sứ, tuy nhiên thực chất gốm và sứ lại là 2 loại chất liệu hoàn toàn khác biệt cả về chất lượng lẫn ngoại hình. Vậy làm thế nào để phân biệt được gốm và sứ dễ dàng?

Xét về cơ bản, cả gốm và sứ đều được làm từ nguồn nguyên liệu chính là đất sét nung, tuy nhiên gốm có chất lượng không tốt bằng sứ vì chúng chỉ được nung ở nhiệt độ 800 -1200 độ C, trong khi các đồ sứ được nung ở nhiệt độ lớn hơn đến 1300 độ C.

Xét về đặc điểm, gốm là loại thân đất và có màu, xốp và rỗng, có độ hút ẩm cao. Sừ thì khác, nó không thám nước và khí, có độ mịn, thường có màu trắng. Nếu đặt hai vật gốm và sứ có cùng hình dạng và kích thước gần nhau thì gốm sẽ không nặng bằng sứ. Bạn có thể phân biệt gốm và sứ bằng 1 số cách đơn giản như sau:

  • Dùng 1 chiếc đũa hoặc 1 thanh kim loại và gõ nhẹ vào món đồ, âm thanh khi gõ vào đồ sứ sẽ ngân thanh và dài hơn.

  • Lật phần đế của sản phẩm lên, chế nước vào nơi không có men. Các sản phẩm làm bằng sứ mịn không hề thấm nước trong khi sản phẩm làm từ gốm có thể thấm hút nước từ từ.

  • 1 cách thử nghiệm đơn giản hơn là các bạn hãy đưa sản phẩm lên ánh sáng. Ở sản phẩm làm bằng sứ, ánh sáng sẽ dễ xuyên qua nhiều hơn vì chúng có độ tinh khiết cao hơn sản phẩm làm bằng gốm.

Chúng ta có thể phân loại các sản phẩm gốm:

  • Đồ đất nung: Những món đồ này không được tráng men sau khi chế tác, có giá bán thấp và thường có màu đỏ hoặc nâu đỏ.

  • Đồ sành thô: Có tráng men nhưng được làm từ đất thô, có giá bán cao hơn đồ đất nung.

  • Đồ sành mịn: Có màu sắc rực rỡ và độ hút nước cao nhưng lại dễ bị rạn sau 1 thời gian sử dụng. Có giá bán cao hơn 2 sản phẩm trên.

Phân loại sản phẩm sứ như sau:

  • Đồ bán sứ: Có nhiệt độ nung chưa đủ cao, đất chưa kết khối hoàn toàn, không có thấu quang, màu sắc không trắng lắm.

  • Đồ sứ: Có độ kết khối hoàn chỉnh, không thấm nước, có độ cứng, có màu trắng bóng, đô thấu quang cao.

Đóng góp ý kiến

Messenger
Zalo
Gọi Ngay
Email