Bộ đồ thờ ban thờ thần tài men rạn nổi và phụ kiện tương ứng hoạ tiết rồng. Ban thờ gỗ sồi mái 2 tầng màu nâu. Giá sản phẩm chưa bao gồm tấm kê phía dưới ban thờ; chân đế lọ hoa và ống hương; Thiềm thừ - Tỳ hưu
I. THÔNG TIN CHUNG SẢN PHẨM
Sản phẩm bao gồm:
– 01 Ban thờ gỗ Sồi, mái 2 tầng, màu nâu, kích thước rộng 48cm
– 01 Tấm kê ban thờ: (chưa bao gồm trong giá của sản phẩm)
– Bộ đồ thờ sứ gồm 10 món như sau:
01 Bát hương đường kính 14cm
Chân bát hương, gỗ
Ông tài địa cao 22cm
Ông phát cao 30cm
Lọ miệng lượn rồng nổi cao 22cm
Ống hương rồng nổi cao 16cm
Mâm bồng long phụng đường kính 23cm
Chóe cúng rồng cao 15cm
Nậm rượu rồng nổi cao 17cm
Kỉ cong 3 chén rồng
2 Chân nến thấp cao 6.5
1. Ban thờ gỗ
Khi có định hướng thờ cúng thần tài, thổ địa, thần Tiền nhằm hỗ trợ quá trình kinh doanh, phát đạt trong nhà, bạn cần lưu ý đến từng yếu tố: lựa chọn chất liệu, kiểu dáng, kích thước bàn thờ sao cho phù hợp với vị trí cũng như mệnh của gia chủ nhất.
Do đó trước khi chọn lựa bàn thờ, bạn cần có được số đo bàn thờ thần tài chuẩn phong thủy, chọn lựa hướng đặt, bày biện, thờ cúng. Ngoài ra, cần lưu ý chọn lựa màu sắc phù hợp với mệnh của gia chủ
Đối với kích thước bàn thờ thần tài đẹp thì bạn có thể tùy chọn dựa theo không gian thờ cúng của mình. Tuy nhiên bạn nên tham khảo một trong các số đo sau để làm chiều sâu, chiều rộng cho may mắn nhé:
– Chiều rộng (ngang): 36, 41, 48, 56, 61cm
– Chiều sâu: 41, 48, 56, 61cm
– Chiều cao: 51, 60, 68cm
2. Bộ đồ thờ
– Bài vị Thần Tài – Ông Địa:
Được đặt phía trong cùng của bộ bàn thờ, thường có chữ viết “Chiêu tài tiến bảo” hoặc thay vào đó 2 bên thành của bàn thờ có thể viết câu đối như “Thổ năng sinh bạch ngọc – Địa khả xuất hoàng kim”
– Tượng ông Thần tài – ông địa, ông Phát (ông thần Tiền): Được bày trước gương bài vị.
– Bát hương : Là món ko thể thiếu trên mỗi ban thờ, thường bày chính giữa ban thờ, có chân đế gỗ hoặc đế bằng sứ.
– Choé thờ : Chóe được sử dụng để thờ muối – gạo – nước, mang ý nghĩa tích trữ vượng khí của cải cho gia chủ. Đây được coi là 3 thứ ko thể thiếu cho sự tồn tại của mỗi con người. Tuỳ vào không gian ban thờ có thể lựa chọn số lượng 1, 2 hoặc 3 cho phù hợp. Các món đồ trong chóe thường được thay 1 lần/năm vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm.
– Lọ hoa: Hoa tươi là món ko thể thiếu trên ban thờ, do đó lọ cắm hoa chính là phụ kiện cực kỳ cần thiết. Lọ hoa có nhiều dáng, hoa văn & kích cỡ khác nhau, bạn nên chọn cỡ phù hợp với không gian ban thờ để tạo sự cân đối.
– Ống hương: dùng để cắm hương, thường được để phía bên trái, cân xứng với lọ hoa tươi bên phải.
– Mâm bồng: Là cách gọi khác của đĩa đựng hoa quả, đồ lễ được gia chủ dâng lên khi thắp hương. Số lượng & kích cỡ của mâm bồng sẽ phụ thuộc vào không gian thờ & nhu cầu thờ cúng của từng gia đình.
– Nậm rượu
– Kỷ chén nước : Sản phẩm được sử dụng để thờ nước tịnh thắp hương trên ban thờ. Bộ kỷ với nhiều dáng khác nhau như: ngai, kỷ thẳng, kỷ cong… Số lượng chén trên kỷ có thể là 3 hoặc 5.
– Đèn dầu hoặc chân nến: Yếu tố Hoả trong ngũ hành Kim – Mộc – Thuỷ – Hoả – Thổ.
– Thiềm thừ (sáng quay cóc ra, tối quay cóc vào),